Lưu ý:

Danh mục

Tìm kiếm

05/08/2022

Đau đầu do căng thẳng


    Đau đầu căng thẳng là cảm giác đau âm ỉ như bị kẹp đầu và đau tăng lên khi bị stress, mệt mỏi, tiếng ồn hoặc ánh sáng. Thường cảm giác đau toàn đầu, có thể đau nhiều ở cổ hoặc vùng chẩm và không có dấu hiệu thần kinh khu trú.  Bệnh phổ thường gặp ở người lớn.

    Có hai loại đau đầu dạng căng thẳng:
  • Đau đầu do căng thẳng tạm thời: Xảy ra dưới 15 ngày mỗi tháng.
  • Đau đầu do căng thẳng mãn tính: Xảy ra hơn 15 ngày mỗi tháng.
    Cơn đau đầu thường kéo dài từ 30 phút cho tới vài ngày. Các cơn đau tạm thời thường bắt đầu dần vào giữa ngày. 
Người bị đau đầu mãn tính có cơn đau dài hơn, mạnh hơn hoặc giảm dần trong ngày, tuy nhiên luôn có cảm giác đau âm ỉ.
    Tuy nhiên nhức đầu căng thẳng sẽ không làm ảnh hưởng tới nhịp sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bởi cơn đau không gây ảnh hưởng tới tầm nhìn, sự cân bằng hoặc sức mạnh.

    Ai dễ bị đau đầu căng thẳng?

    Phần lớn người trưởng thành đều từng bị đau đầu do căng thẳng. Trong đó chỉ có 3% người bị đau đầu căng thẳng mãn tính hàng ngày. Phụ nữ dễ bị đau đầu do căng thẳng hơn đàn ông.
    Hầu hết người bị nhức đầu căng thẳng đều theo từng đợt nhưng không quá một hoặc hai lần một tháng, nhưng bệnh có thể xảy ra thường xuyên hơn.
Người bị đau đầu dạng căng thẳng mạn tính thường bị bệnh hơn 60 – 90 ngày.

    Các triệu chứng bệnh đau đầu căng thẳng

    Một vài triệu chứng phổ biến của bệnh đau đầu căng thẳng gồm:
  • Đau hoặc có áp lực nhẹ đến vừa phải ở phía trước, đỉnh hoặc hai bên đầu.
  • Nhức đầu từ phía sau 
  • Mất ngủ đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Cảm giác cáu gắt khó chịu
  • Không tập trung
  • Nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn
  • Đau cơ  
    Khác với bệnh đau nửa đầu, bạn sẽ không xuất hiện kèm các triệu chứng thần kinh khác như yếu cơ hoặc mờ mắt. Một số triệu chứng khác của bệnh đau đầu căng thẳng nhưng không phổ biến gồm: nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn, đau dạ dày, buồn nôn và nôn.

    Những nguyên nhân dẫn tới đau đầu căng thẳng thần kinh

    Bệnh đau đầu căng thẳng không chỉ có một nguyên nhân duy nhất gây ra. Hầu hết nguyên nhân gây bệnh do căng thẳng từ phía công việc, trường học, gia đình, bạn bè hay các mối quan hệ xã hội khác.
    Thường bệnh có thể do một tình huống căng thẳng duy nhất hoặc do tích tụ từ nhiều nguồn. Việc gặp căng thẳng hàng ngày có thể dẫn tới đau đầu mãn tính.
Loại đau đầu do căng thẳng thường không di truyền trong gia đình.
Một số người mắc bệnh đau đầu do căng thẳng thần kinh bởi các cơ phía cổ và gáy bị thắt chặt do:
  • Nghỉ ngơi không đủ thời gian
  • Tư thế ngồi không đúng
  • Trầm cảm 
  • Lo lắng qua độ
  • Sử dụng quá nhiều caffein
  • Thiếu sắt

Cách điều trị bệnh đau đầu do căng thẳng

    Theo các bác sĩ, đau đầu dạng căng thẳng nên điều trị ngay khi mới bắt đầu xuất hiện và các triệu chứng còn nhẹ. Mục đích điều trị là giúp giảm đau đầu đi kèm.  Các phương pháp điều trị:
  • Dùng thuốc trị đau đầu: Điều trị bằng thuốc giảm đau thông thường đối với bệnh này thường không có kết quả, thay vào đó dùng thuốc điều trị đau nửa đầu đôi khi lại hiệu quả với trường hợp này.
  • Liệu pháp thư giãn: Bên cạnh đó, người gặp phải các cơn đau đầu do căng thẳng nên kết hợp các liệu pháp thư giãn như xoa bóp, tắm nước nóng, chườm lạnh.
  • Thực hiện phản hồi sinh học
  • Quản lý căng thẳng: Kiểm soát các nguyên nhân gây mệt mỏi kéo dài sẽ giúp điều trị tốt hơn.
    Thường khi đi khám, bác sĩ sẽ khuyên sử dụng các loại thuốc Tây giảm đau để ngăn chặn các cơn đau. Nếu thuốc giảm đau không có hiệu quả bác sĩ có thể kê thuốc giảm đau theo toa hoặc thuốc giãn cơ. 
    Một số loại thuốc khác có thể giúp bạn không bị đau đầu do căng thẳng như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị huyết áp và thuốc chống động kinh. Tuy nhiên người bệnh nên tỉnh táo để nhận thức được thuốc không thể chữa được tận gốc chứng đau đầu và dùng lâu dài sẽ gây phụ thuộc vào thuốc. Thêm vào đó, tất cả các loại thuốc Tây đều có tác dụng phụ.
Đọc tiếp »

Đau đầu chuỗi (đau đầu cụm)


    Đau đầu chuỗi (hay còn gọi đau đầu cụm) là cơn đau xuất hiện theo chu kỳ hay thành chuỗi. Cơn đau đầu này rất khó chịu và thường ảnh hưởng một bên đầu hoặc phía sau mắt.

    Một đợt đau đầu có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng và thường theo sau đó là một giai đoạn thuyên giảm, khi đó bệnh nhân hết đau đầu hoàn toàn. Chu kỳ đau đầu thay đổi tùy theo người, nhưng hầu hết bệnh nhân đều bị một hay hai đợt đau đầu mỗi năm. Trong giai đoạn thuyên giảm, sẽ không có một cơn đau đầu nào xảy ra trong vòng vài tháng, và đôi khi là đến vài năm. 
     Đây là bệnh lý ít gặp và cũng không gây đe dọa tính mạng. Điều trị đau đầu chuỗi có thể giúp cho cơn đau diễn ra ngắn hơn và ít nặng nề hơn. Ngoài ra, những phương pháp phòng ngừa có thể giúp làm giảm số lần xuất hiện cơn đau.

Nguyên nhân và bệnh sinh

    Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên có thể sự bất thường ở vùng hạ đồi có vai trò nào đó trong đau đầu chuỗi. Bệnh thường diễn ra với chu kỳ đều đặn như đồng hồ trong ngày, và chu kỳ của những đợt đau đầu chuỗi thường liên quan đến các mùa trong năm.

    Những chu kỳ trên gợi ý cho chúng ta thấy rằng có thể đồng hồ sinh học của cơ thể có tham gia một vai trò nào đó. Ở người, đồng hồ sinh học nằm ở vùng hạ đồi là khu vực nằm sâu trong trung tâm não. Bất thường vùng hạ đồi có thể giải thích được tính chất thời gian và chu kỳ của đau đầu chuỗi. Một số nghiên cứu đã phát hiện được có sự gia tăng hoạt động ở vùng hạ đồi trong cơn đau của bệnh nhân bị bệnh này.

    Một số yếu tố khác có thể liên quan đến tiến triển của đau đầu chuỗi bao gồm:

  • Hormon: Những bệnh nhân  có bất thường về nồng độ của một số hormon trong cơ thể, chẳng hạn như melatonin và cortisol, trong đợt đau đầu.
  • Những chất dẫn truyền thần kinh: Sự thay đổi nồng độ của một số chất hóa học có chức năng dẫn truyền các tín hiệu trong não, như serotonin, cũng có thể có vai trò

    Đau đầu chuỗi thường không có yếu tố kích thích chẳng hạn như thức ăn, thay đổi hormon, hoặc stress. Nhưng khi đang trong đợt đau đầu chuỗi, uống rượu có thể gây kích thích những cơn đau đầu dữ dội. Do đó, nhiều bệnh nhân bị đau đầu chuỗi nên tránh uống rượu trong khoảng thời gian xảy ra cơn. Những kích thích khác có thể gặp bao gồm sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như nitroglycerin, là một loại thuốc dùng để điều trị bệnh tim.

Người có nguy cơ mắc bệnh

  • Nam giới: Nam giới bị đau đầu chuỗi nhiều hơn nữ.
  • Người trưởng thành: Hầu hết những bệnh nhân bị đau lần đầu tiên vào khoảng cuối những năm 20 tuổi, tuy nhiên đau đầu chuỗi có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào.
  • Người da đen: Người da đen bị nhiều hơn người da trắng.
  • Hút thuốc lá: Nhiều cơn đau đầu xuất hiện khi bệnh nhân hút thuốc lá.
  • Uống rượu: Rượu có thể kích thích gây đau đầu nếu bạn đang trong nguy cơ
  • Tiền sử gia đình: Nếu cha mẹ hay anh chị em ruột đã từng bị đau đầu chuỗi, bạn rất có khả năng cũng bị bệnh như vậy.

Dấu hiệu, triệu chứng

Đau đầu chuỗi diễn ra nhanh chóng và thường không có dấu hiệu báo trước. Những dấu hiệu và triệu chứng thường gặp là:

  • Đau nặng thường ở xung quanh mắt, nhưng cũng có thể lan ra những khu vực khác như mặt, đầu, cổ và vai.
  • Đau chỉ ở một bên.
  • Bệnh nhân không thể ngồi yên một chỗ do đau.
  • Tiết nước mắt nhiều.
  • Đỏ mắt ở bên đau.
  • Nghẹt hay chảy nước mũi ở bên đau.
  • Vã mồ hôi, hoặc tái nhạt ở mặt.
  • Sưng, phù nề xung quanh mắt ở bên đau.
  • Giảm kích thước đồng tử.
  • Mí mắt rũ xuống.

Cơn đau thường được mô tả như là một cảm giác chói, xuyên thủng hoặc bỏng rát. Những bệnh nhân bị bệnh này mô tả cảm giác của họ khi bị đau như là bị một que lửa nóng đâm vào mắt hoặc mắt như bị đẩy ra khỏi hốc mắt. Những bệnh nhân đau đầu chuỗi không ngồi yên một chỗ mà thường đi qua đi lại hoặc ngồi đung đưa đầu liên tục theo hướng trước – sau để làm dịu cơn đau.

    Cách điều trị đau đầu chuỗi


    Đau đầu chuỗi ít gặp và cũng không gây đe dọa tính mạng. Một đợt đau đầu có thể kéo dài từ vài tuần đến vài tháng. Điều trị đau đầu chuỗi có thể giúp cho cơn đau diễn ra ngắn hơn và ít nặng nề hơn. Cơn đau đầu này có thể được điều trị bằng những biện pháp đơn giản sau, theo Boldsky.

    Bình xịt mũi capsaicin. Nghiên cứu cho thấy ớt có chứa một hợp chất được gọi là capsaicin có thể làm giảm cơn đau đầu chuỗi. Vì vậy, bình xịt mũi chứa capsaicin cũng được cho là loại bỏ lượng hóa chất liên quan đến cơn đau đầu chuỗi.

    Thực phẩm giàu magiê. Nếu bị đau đầu chuỗi thường xuyên, bạn nên biết rằng hàm lượng magiê trong cơ thể bạn thấp. Lúc này kết hợp thêm các loại thực phẩm giàu magiê trong chế độ ăn uống càng nhiều càng tốt như hạnh nhân, quả vả và quả bơ. Bạn cũng có thể uống thuốc bổ chứa magiê.

    Hóc môn melatonin điều chỉnh các mô hình giấc ngủ. Nghiên cứu cho thấy nếu cơ thể có hàm lượng melatonin thấp, bạn sẽ bị cơn đau đầu chuỗi hành hạ. Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san Headache giải thích rằng bổ sung melatonin có hiệu quả hơn trong điều trị đau đầu chuỗi. Bổ sung melatonin mỗi ngày, hai giờ trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung melatonin.

    Trà gừng chứa một thành phần được gọi là gingerol được biết là có đặc tính trị liệu. Hợp chất này làm cho gừng có tác dụng chống ô xy hóa và kháng viêm rất mạnh có thể giúp điều trị các cơn đau đầu chuỗi. Uống trà hai lần một ngày có tác dụng thổi bay cơn đau đầu.

    Vitamin B2 (còn gọi là riboflavin) có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng và tần suất đau đầu chuỗi. Một nghiên cứu được công bố trên chuyên san European Journal of Neurology cho thấy những tình nguyện viên được cho uống 400 mg viên nang vitamin B2 mỗi ngày ít bị đau đầu chuỗi.

Vì vậy, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B2 (đậu hũ, sữa, cá, nấm, thịt bò, thịt heo, trứng, cải bó xôi, hạnh nhân, quả bơ) vào chế độ ăn uống. Vì thiếu hụt vitamin này có thể gây tổn thương thần kinh và viêm, dẫn đến đau đầu chuỗi.

    Thở sâu cho phép cơ thể hấp thụ nhiều khí ô xy hơn vào não giúp giảm đau. Mỗi khi bị đau đầu chuỗi, hãy cố thực hiện các bài tập hít thở sâu.

    Tinh dầu từ một số loại thực vật có hợp chất tạo hương thơm đã được chứng minh có tác dụng giảm đau đầu chuỗi. Tinh dầu chứa những đặc tính trị liệu hoạt động bằng cách xoa dịu các dây thần kinh và xua tan cơn đau trên cơ thể. Đặc biệt là tinh dầu bạc hà và tinh dầu hoa oải hương giảm đau đầu chuỗi một cách tự nhiên.

    Quan trọng nhất vẫn là cần phải trực tiếp tới bệnh viện khám để đánh giá tình trạng bệnh lý bạn đang gặp phải, xác định nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh lý hiện tại. Có thể chỉ định chụp phim X-quang, MRI, CT…và làm các xét nghiệm nếu cân thiết.

Đọc tiếp »

04/08/2022

Đau nửa đầu (migraine)

 

Nguyên nhân và cách điều trị:

1; Đau nửa đầu là gì?    

    Đau nửa đầu (hay đau đầu Migraine) là cơn đau xảy ra ở một bên đầu, diễn ra đột ngột và gây nhói trong vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày. Cơn đau nửa đầu thường đi cùng với một số dấu hiệu như buồn nôn, nôn hoặc nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn. Do vậy mà đau nửa đầu gây nên nhiều trở ngại trong cuộc sống cũng như các hoạt động cơ thể con người.


2. Ai có nguy cơ bị đau nửa đầu?

 Đau nửa đầu có thể xảy ra với bất kỳ ai, tuy nhiên những đối tượng dưới đây lại có nguy cơ bị đau đầu cao hơn so với những người khác, gồm: 
    -Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đau nửa đầu. Phụ nữ trước và trong kỳ kinh nguyệt. 
    -Phụ nữ mang thai, sử dụng thuốc tránh thai. 
    -Người dùng nhiều chất kích thích như rượu, bia,… 
    -Người thường xuyên bị căng thẳng, áp lực. 
    -Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh.



3. Triệu chứng bệnh đau nửa đầu 

Đau nửa đầu bao gồm 4 giai đoạn ứng với những triệu chứng khác nhau, gồm: Triệu chứng mơ hồ, hào quang, tấn công và sau cơn đau. Mỗi người bệnh sẽ trải qua một giai đoạn khác nhau. 

 Giai đoạn 1: Triệu chứng mơ hồ
    Ở giai đoạn này, cơn đau nửa đầu thường đến sau khi phát những dấu hiệu cảnh báo trước 1 đến 2 ngày như: 
    -Tâm trạng thay đổi thất thường. 
    -Mệt mỏi, uể oải trong người. 
    -Thèm ăn hoặc chán ăn. 
    -Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh. 
    -Thường xuyên ngáp. 
    -Táo bón hoặc tiêu chảy.
 Tuy nhiên vẫn có trường hợp cơn đau xảy ra nhưng không xuất hiện một dấu hiệu cảnh báo nào. Theo Migraine Trust, có khoảng 70 – 90% người bệnh đau nửa đầu sẽ nằm trong trường hợp này. 

 Giai đoạn 2: Hào quang 
    Hào quang là sự rối loạn các giác quan, có thể xảy ra trước hoặc trong khi bị đau nửa đầu, xuất phát từ hệ thần kinh và dẫn đến nhiều rối loạn cơ thể, kéo dài trong vài phút đến 1 giờ, bao gồm: 
    -Nhìn thấy ảo giác như tia sáng nhấp nháy, chấm đen, đường lượn sóng, có điểm mù hoặc khoảng trống trong tầm nhìn… 
    -Mất thị lực, không nhìn thấy gì cả. 
    -Cảm giác ngứa và tê ở một bên cơ thể. 
    -Cảm thấy nặng ở phần tay chân.
    -Không nói rõ ràng được, ù tai. 

Giai đoạn 3: Tấn công 
Ở giai đoạn tấn công, cơn đau nửa đầu có phần dữ dội hơn, nếu không được điều trị sẽ kéo dài từ 4 đến 72 giờ. Mức độ cơn đau xảy ra tùy thuộc vào mỗi người, có người bị đau vài ngày 1 lần, có người lại bị 1-2 lần/năm. Những dấu hiệu cụ thể như: 
    - Cơn đau xuất hiện ở 1 bên hoặc toàn bộ đầu. 
    - Có cảm giác đau giật nhói đầu. 
    - Buồn nôn và nôn. 
    - Cơ thể yếu ớt, nhợt nhạt. 
    - Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi. 

Giai đoạn 4: Sau cơn đau 
Sau khi cơn đau nửa đầu đã đi qua, bạn có thể gặp những triệu chứng như: 
    - Mệt mỏi, kiệt sức. 
    - Đau hay yếu cơ.
    - Có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn tùy vào từng người. 
    - Tâm trạng thay đổi.

4. Nguyên nhân gây đau nửa đầu

    Bệnh đau nửa đầu hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác. Do vậy, theo các chuyên gia, cơn đau nửa đầu có thể xuất phát từ những lý do sau:
    - Bệnh lý thần kinh cột sống cổ: Những bệnh như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ đều có thể khiến dây thần kinh bị chèn ép, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu lên não, từ đó dẫn đến cơn đau nửa đầu kèm theo chứng chóng mặt, hoa mắt.
    - Thay đổi trong não, hệ thần kinh: Sự thay đổi trong thân não tác động tới dây thần kinh sinh ba, làm mất cân bằng hóa chất trong não như Serotonin và gây nên cơn đau đầu.
    - Di truyền: Theo thống kê, có 75% trường hợp người bị đau nửa đầu có người thân trong gia đình cũng bị mắc bệnh này.
    - Tuổi tác: Bệnh đau nửa đầu thường xuất hiện ở lứa tuổi từ 20-50 và hiếm khi xảy ra sau 60 tuổi.
    - Thay đổi nội tiết tố ở nữ giới: Lượng Estrogen trong cơ thể thay đổi, đặc biệt ở thời điểm trước hoặc trong kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh sẽ gây nên đau nửa đầu.
    - Kích thích cảm giác: Ánh sáng chói, âm thanh lớn hay những loại mùi hương mạnh như nước hoa, khói thuốc, sơn pha loãng đều gây nên đau nửa đầu cho một vài người.
    - Thói quen sinh hoạt: Thường xuyên căng thẳng, áp lực, mất ngủ, hoạt động thể chất quá mức đều có thể gây nên chứng đau nửa đầu.
    - Thời tiết thay đổi: Khi có sự chuyển giao giữa các mùa, thời tiết trở nên thất thường hơn khiến cho bạn dễ bị đau nửa đầu.
    - Sử dụng thuốc: Những loại thuốc như thuốc giãn mạch, thuốc tránh thai có thể làm cho cơn đau nửa đầu trở nên tồi tệ hơn.
    - Chế độ ăn uống: Trong bữa ăn hàng ngày nếu bạn ăn nhiều đồ mặn, đồ chế biến sẵn, sử dụng phụ gia thực phẩm hay uống cà phê, rượu bia nhiều đều dẫn đến cơn đau nửa đầu.

5. Các cách chữa trị đau nửa đầu

Vì chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây đau nửa đầu nên những cách chữa trị thường hướng tới việc giảm đau và ngăn ngừa bệnh tái phát bằng hai cách như điều trị mãn tính và điều trị dự phòng.

5.1. Giảm đau nửa đầu tự nhiên tại nhà
Người bệnh có thể áp dụng một số cách giúp giảm nhẹ triệu chứng đau nửa đầu tại nhà như sau:
    - Nghỉ ngơi và thư giãn trong không gian yên tĩnh, không quá nhiều ánh sáng.
    - Chế độ dinh dưỡng khoa học, hạn chế sử dụng các thực phẩm có chất kích thích, các thức uống có cồn.
    - Uống nhiều nước, bổ sung đủ nước cho cơ thể.
    - Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.
    - Tránh các yếu tố khởi phát cơn đau nửa đầu như mùi hương mạnh nước hoa, khói thuốc lá…
    - Chế độ lao động và sinh hoạt tránh căng thẳng (stress) kết hợp với thư giãn luyện tập thể dục thường xuyên.
    - Thiết lập thói quen đi ngủ và thức dậy vào giờ cố định, hạn chế thức khuya hoặc sử dụng thiết bị điện tử trước khi ngủ.

5.2. Điều trị bằng thuốc
    Khi bị đau nửa đầu, mọi người thường có xu hướng tìm đến các loại thuốc giảm đau để nhanh chóng giải quyết cơn đau khó chịu như:
    Thuốc điều trị mãn tính
    - Thuốc giảm đau và NSAID: Đây là loại thuốc giảm đau không kê đơn như Aspirin, Naproxen Natri, Ibuprofen, Acetaminophen. Các loại thuốc này có thể dùng đơn hoặc dùng chung với những loại thuốc khác. Tuy nhiên, các loại thuốc này chống chỉ định với một số người mắc bệnh như, suy thận, hen suyễn, trào ngược dạ dày,… Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc thường xuyên sẽ dẫn tới lờn thuốc hoặc khiến cơn đau trầm trọng hơn. 
    - Ergotamine kết hợp Ergot Ergot Alkaloid: Người bệnh đau nửa đầu sẽ được điều trị qua đường mũi, tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch. Loại thuốc này có tác dụng phụ là gây buồn nôn, do đó một số người lựa chọn sử dụng kết hợp các loại thuốc khác để chống buồn nôn. 
    - Triptans: Triptans là loại thuốc kê toa có sẵn, gồm 7 loại khác nhau là Almotriptan, Eletriptan, Frovatriptan, Naratriptan, Rizatriptan, Sumatriptan, Zolmitriptan được điều chế rất đa dạng (viên uống, thuốc xịt mũi, tiêm dưới da,…). Ngoài ra, Triptans vẫn có nhiều tác dụng phụ như gây buồn ngủ, ngứa ran hoặc tức ngực.

Thuốc điều trị dự phòng
    - Thuốc phòng ngừa giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng, giảm lạm dụng thuốc cấp tính, hạn chế sự khuyết tật của cơn đau nửa đầu.
    - Thuốc huyết áp Beta-Blockers, thuốc ức chế Canxi.
    - Thuốc chống trầm cảm ba vòng, chất ức chế tái hấp thu Serotonin.
    - Thuốc chống co giật.
    - Thuốc chống đối kháng Serotonin.

Rủi ro của thuốc chữa đau nửa đầu
    - Việc dùng thuốc giảm đau giúp nhanh chóng cắt đứt cơn đau, thế nhưng mỗi loại thuốc đều có một vài tác dụng phụ nhất định, nhẹ hay nặng tùy thuộc vào loại thuốc và nghiêm trọng hơn, nếu bạn lạm dụng thuốc, sử dụng quá nhiều thì có thể dẫn đến những hậu quả vô cùng nguy hiểm. Do vậy, khi dùng thuốc bạn cần có sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ, tránh tự ý mua về sử dụng.

Đọc tiếp »